* Thực hiện Kế hoạch số 331/PGDĐT-THCS ngày 06/9/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Lão về Tổ chức sinh hoạt chuyên môn năm học 2024-2025. Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2024-2025, chiều ngày 24/9/2024, Trường THCS Lương Khánh Thiện tổ chức chuyên đề cấp huyện với chủ đề: “Dạy học các môn học, hoạt động giáo dục chương trình GDPT 2018 – môn Ngữ văn lớp 9”.
* Về dự và chỉ đạo chuyên đề dạy học môn Ngữ văn 9 của trường THCS Lương Khánh Thiện có đ/c Vũ Thị Oanh – Chuyên viên Phòng GD&ĐT, đ/c Trần Thị Ái Vân – Cốt cán bộ môn Ngữ văn. Cùng về dự chuyên đề còn có 14 cán bộ quản lý và 71 tổ trưởng chuyên môn và giáo viên của các trường THCS, TH&THCS trong huyện.
* Thông qua chuyên đề, nhóm Ngữ văn 9 của trường THCS Lương Khánh Thiện đã chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm trong việc dạy học môn Ngữ văn 9 theo chương trình GDPT 2018.
- Cô Nguyễn Thị Hà Phương đã thực hiện dạy một tiết thể nghiệm “Thực hành đọc hiểu văn bản: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh) môn Ngữ văn 9. Tiết dạy đã được các thầy cô giáo cùng các đồng chí lãnh đạo các nhà trường đánh giá cao về đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức hoạt động, tiết học được thiết kế các hoạt động đúng với đăng trưng thể loại, đáp ứng tốt các mục tiêu theo chương trình GDPT 2018, học sinh chủ động tích cực tham gia các hoạt động học, khả năng cảm thụ văn học tốt, học sinh phát huy tốt năng lực và phẩm chất qua các hoạt động thảo luận, trình bày báo cáo sản phẩm và tham gia nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm.
- Cô Trần Thị Ái Vân – Tổ trưởng tổ KHXH đã có bài báo cáo chuyên đề ấn tượng, rõ ràng, khoa học, hướng tới những điểm mới trong việc thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình GDPT 2018, đặc biệt là với môn Ngữ văn lớp 9. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, GV cần nghiên cứu, nắm vững định hướng, mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình, mạch kiến thức môn Ngữ văn được phân bổ đối với bậc học, lớp học để vận dụng phương pháp theo định hướng chung tại thông tư 32/2018/BGDĐT. Cụ thể là:
1. Thực hiện dạy học tích hợp và phân hóa.
2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp và phượng tiện dạy học.
3. Chuyển từ phương pháp dạy học trang bị kiến thức, kĩ năng sang phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả SGK và tài liệu học tập
4. GV chủ động, linh hoạt xây dựng, tổ chức các bài học theo hướng:
- Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn.
- Thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng.
- Rèn cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức; khắc phục dạy học đọc chép, rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện cho học sinh.
- Dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu SGK và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để học sinh biết tự đọc viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau.
5. Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp đa dạng các phương pháp, tích cực sử dụng kĩ thuật dạy học phát huy tính sáng tạo của học sinh và tăng cường ứng dụng CNTT, phương tiện, thiết bị hỗ trợ dạy học.
6. Chú trọng phương pháp đặc thù bộ môn.
a. Phương pháp dạy đọc.
b. Phương pháp dạy viết.
c. Phương pháp dạy nói và nghe.
7. Tăng cường, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục.
- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực đối với học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe.
- Đa dạng hóa các hình thức đánh giá: GV đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Cách thức đánh giá thường xuyên dựa trên ghi chép hằng ngày về học sinh, việc trả lời câu hỏi, thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu…Đánh giá định kì thông qua các đề kiểm tra hoặc thi viết. Đề kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận; có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan và hình thức tự luận; có thể dùng hình thức kiểm tra vấn đáp để đánh giá nói và nghe. Chú trọng đến việc đổi mới cách thức đánh giá về cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó; sử dụng khai thác ngữ liệu cần đảm bảo yêu cầu đánh giá được năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc hoặc chép tài liệu có sẵn, tránh trùng lại văn bản, ngữ liệu đã học để đánh giá chính xác khả năng đọc hiểu, phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.
* Cũng thông qua chuyên đề, đồng chí Vũ Thị Oanh – Chuyên viên Phòng GD&ĐT An Lão và đồng chí Trần Thị Ái Vân – Cốt cán bộ môn Ngữ văn cũng đã có những giải đáp, định hướng trong việc thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn chương trình GDPT 2018 tại các trường THCS, TH&THCS trong huyện An Lão.
* Qua chuyên đề đã giúp các thầy cô giải đáp được những khó khăn vướng mắc đồng thời thu nhận được nhiều điều bổ ích giúp thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình GDPT 2018 nói chung và đối với môn Ngữ văn nói riêng./.